[ TỔNG HỢP ] 5 công tác định vị công trình phổ biến nhất hiện nay
Công tác định vị công trình đi ngược lại so với khi vẽ bản đồ. Kỹ sư công trình sẽ phải tiến hành đo đạc vật lý mảnh đất đó, rồi tính toán số liệu, vẽ lên bản đồ sao cho đúng tỉ lệ, kích thước. Còn khi định vị công trình, các kỹ sư sẽ ngồi lại với nhau để tính toán các số liệu bằng các dụng cụ cần thiết.
Công tác định vị công trình bằng các tim trục
Trong đo đạc địa hình các kỹ sư công trình cần phải chỉ rõ nắm bắt được vị trí của công trình cần xây dựng nhằm đảm bảo xây dựng một cách chính xác. Định vị các tim trục công trình sẽ giúp cho kỹ sư dễ dàng thực hiện.
Công tác định vị tim trục công trình được thực hiện theo 2 cách sau: Định vị tại vị trí tuyệt đối theo trục hệ tọa độ quy định đối với các công trình xây dựng to hoặc xây dựng độc lập. Định vị vị trí tương đối sẽ được dựa trên những mốc thực tế mà có thể cung cấp cho bên thi công xây dựng từng vị trí định vị x,y và cao độ. Từ đó có thể giúp cho nhà thầu tìm ra được vị trí tim trục công trình một cách nhanh chóng và chính xác.
Công tác định vị tim trục công trình cần được lưu ý và thực hiện cẩn thận để tránh các hậu quả xấu xảy ra như xây dựng sang phần công trình khác và những vị trí những hạng mục xây dựng không đúng hay liên quan tới các đấu nối kỹ thuật. Những sai lầm này sẽ gây ra những hậu quả tổn thất nặng nề cho các doanh nghiệp xây dựng ảnh hưởng tới công trình không được nghiệm thu, thi công.
Công tác định vị công trình bằng hệ thống cao độ
Các đường giao nhau giữa chân tường và mặt vỉa hè của công trình được tính trên lối vào chính của nhà sẽ được gọi là cao độ gốc ± 0.000 c. Cao độ ± 0.000 này sẽ được tính cách khác nhau tùy thuộc vào từng loại bản vẽ cũng như quy ước của từng quốc gia sao cho phù hợp với vị trí địa lý.
Có nhiều nơi có hệ thống cao độ được tính so sánh với mực nước biển. Đặc biệt, cao độ sẽ phải được thống nhất ngay trong tất cả các bản vẽ thiết kế của một công trình xây dựng. Tùy thuộc vào từng khu vực, diện tích công trình, các đặc tính của đất mà từ đó mỗi loại công trình sẽ có giới hạn về cao độ khác nhau để xây dựng. Nếu như công trình xây dựng vượt quá mức cho phép thì kỹ sư sẽ tự động loại bỏ phần thừa và doanh nghiệp, khách hàng phải chịu mức phạt theo quy định của Nhà nước.
Công tác định vị công trình trên biển
Các công trình xây dựng trên biển luôn luôn là một bài toán khó và đầy thách thức, nguy hiểm đối với các nhà thầu xây dựng. Để có được những công trình trên biển hoàn thiện, đòi hỏi những thiết bị thi công chuyên dụng, hiện đại và kỹ thuật thi công vô cùng phức tạp.
Ngoài ra, việc thi công định vị các công trình trên biển còn phải chịu nhiều rủi ro lớn từ thiên nhiên như sóng biển, thiên tai, bão gió. Vì vậy mà công tác định vị thi công công trình trên biển được xem là một trong những công tác định vị thi công công trình phức tạp nhất và gặp nhiều khó khăn nhất.
Công tác định vị công trình bằng mặt bằng móng
Một trong những công đoạn đầu trước khi tiến hành xây dựng phần thô một công trình xây dựng là phải định vị được mặt bằng và nền móng công trình chuẩn xác nhất. Nền móng được xem là yếu tố trụ cột của cả một công trình. Móng có nhiệm vụ tiếp nhận khối lượng của toàn bộ công trình xây dựng và phân tán chúng xuống nền nhà. Mặt tiếp xúc giữa đáy móng và mặt nền sẽ phải bắt buộc phải là mặt phẳng đều nằm ngang và không có độ dốc dù là nhỏ nhất để tránh những rủi ro xảy ra.
Việc xác định đúng được các vị trí của mặt bằng móng thì sẽ tìm được vị trí của các trục và tim trục một cách dễ dàng. Từ đó, nhằm phối hợp xây dựng những khung xương chính khác của công trình xây dựng.
Công tác định vị công trình từ các trục chính, trục phụ
Từ các số liệu sau khi đã đo đạc, định vị mặt bằng và xác định được các trục cần phải thi công và có trong công trình xây dựng, nhà thầu thi công sẽ bắt đầu tính toán để tìm ra được những trục chính và trục phụ tiến hành xây dựng phần thô cho công trình.
Trục chính của công trình sẽ là trục phải chịu nhiều lực nhất, trục chính được xem là xương sống của cả công trình xây dựng. Vì vậy mà trục chính sẽ nằm ở vị trí chính và sẽ có kích thước lớn hơn so với trục phụ của công trình.
Trên đây là top những cách định vị công trình phổ biến hiện nay. Mỗi cách sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau. Vì vậy kỹ sư thi công nên dựa vào hoàn cảnh, dự án phù hợp để lựa chọn công tác định vị sao cho phù hợp.
Thiết bị nào được sử dụng trong định vị thi công công trình?
Công tác định vị công trình thường sử dụng chủ yếu các thiết bị dùng trong công tác đo đạc trắc địa, thủy đạc như sau:
- Máy thủy bình tự động, máy thủy bình điện tử: Để xác định được cao độ, dẫn mốc cao độ, đo chênh cao, quan trắc lún,…
- Máy toàn đạc điện tử: Bố trí trí tọa độ thiết kế ra thực địa, giúp tính toán khoảng cách ngang, đứng, góc phương vị của đường, tọa độ điểm, diện tích và bố trí đường thẳng, đường cong, dẫn lưới lập mốc đường chuyền,…
- Máy định vị GNSS: Khảo sát thành lập lưới khống chế tọa độ cũng như bố trí điểm phục vụ cho công tác chuyển điểm thiết kế ra thực địa; giao hội, bố trí đường cong, tính diện tích,…
Trên đây là bài viết về công tác định vị công trình. Mong rằng bạn hiểu thêm về những loại định vị thi công công trình phổ biến trong xây dựng. Để được tư vấn chi tiết về các thiết bị phục vụ công tác định vị công trình, hãy liên hệ ngay cho Nhà Đất Triệu Đô qua HOTLINE: 0941 435 888, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.