Tìm hiểu các hình thức chuyển nhượng dự án – Luật đầu tư 2023
Trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay chuyển nhượng dự án đầu tư hiện đang là hành vi pháp lý đang diễn ra phổ biến tạo ra sự linh hoạt trong đầu tư. Trong quá trình hoạt động đầu tư, có nhiều lý do chủ đầu tư quyết định chuyển nhượng dự án đầu tư của mình. Nhằm đảm bảo hoạt động của hành vi này pháp luật nước ta đã ban hành các quy định cụ thể về vấn đề chuyển nhượng dự án đầu tư. Vậy có các hình thức chuyển nhượng dự án nào, hãy cùng Nhà đất triệu đô tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!
Chuyển nhượng toàn bộ hoặc phần lớn số cổ phần/phần vốn góp của Công ty sở hữu dự án
Chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc phần lớn số cổ phần/phần vốn góp của Công ty sở hữu dự án là phương thức thường là được các bên lựa chọn nhiều nhất. Hình thức chuyển nhượng dự án này có nhiều ưu điểm như thủ tục nhanh gọn, tiết kiệm tối đa chi phí… Tuy nhiên, không phải trường hợp nào các bên cũng có thể chấp nhận việc phương án chuyển nhượng này do có thể liên quan đến các hoạt động kinh doanh khác còn tồn tại của doanh nghiệp sở hữu dự án sẽ kéo theo tiếp nhận nhiều rủi ro sau khi nhận dự án.
Thực hiện chuyển nhượng dự án kinh doanh bất động sản không gắn với việc chuyển nhượng cổ phần/phần vốn góp/chuyển nhượng công ty
Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thường có rất nhiều dự án, thế nhưng cũng có thể mỗi một doanh nghiệp được thành lập nhằm triển khai một dự án hoặc một tổ hợp dự án. Tuy nhiên các cổ đông không chuyển nhượng cổ phần/phần vốn góp mà muốn thực hiện chuyển nhượng dự án công ty đang triển khai để phục vụ cho một mục đích nào đó. Trong trường hợp này, điều cần quan tâm là dự án mà doanh nghiệp dự kiến chuyển nhượng có đủ điều kiện để chuyển nhượng toàn bộ dự án hoặc chuyển nhượng một phần dự án hay không.
Hình thức chuyển nhượng tài sản trên đất
Chuyển nhượng tài sản trên đất là một trong các hình thức chuyển nhượng dự án phổ biến hiện nay. Các dự án được nhà nước giao đất như đất thuê trả tiền hàng năm cũng thực hiện chuyển nhượng dự án. Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất là không được phép tuy nhiên, một trong những quyền của cá nhân, tổ chức được nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm có quyền chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất. Sau khi nhận chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất thuê, doanh nghiệp được chuyển nhượng sẽ tiếp tục thực hiện các thủ tục để tiếp tục thuê đất.
Sáp nhập doanh nghiệp sở hữu dự án vào doanh nghiệp nhận sáp nhập (doanh nghiệp mua)
Sáp nhập doanh nghiệp sở hữu dự án vào doanh nghiệp nhận sáp nhập là phương án phù hợp với mong muốn các cổ đông/thành viên góp vốn của công ty sở hữu dự án không muốn bán đứt mà nhưng vì một lý do nào đó như thiếu vốn không thể thực hiện được hoặc bị ràng buộc bởi một số điều kiện nhất định. Do vậy các bên lựa chọn phương án sáp nhập doanh nghiệp. Sau khi sáp nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp sở hữu dự án sẽ chấm dứt hoạt động, từ đó mọi tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty sở hữu dự án sẽ được chuyển cho Công ty nhận sáp nhập.
Chia, tách doanh nghiệp sở hữu dự án
Phương án chia, tách doanh nghiệp sở hữu dự án thành 02 doanh nghiệp dựa trên cơ sở chia, tách doanh nghiệp , sau đó chuyển nhượng cổ phần/phần vốn góp của doanh nghiệp được tách khi đủ điều kiện thực hiện dự án. Thông thường việc chia, tách doanh nghiệp có mục đích chuyển tài sản, chuyển dự án sang cho công ty được chia, tách. Sau khi hoàn thành việc chia, tách doanh nghiệp và các thủ tục pháp lý chuyển dự án sang cho công ty chia, tách các bên sẽ và tiến hành chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần.
Theo phương án thành lập doanh nghiệp dựa trên trên cơ sở tách doanh nghiệp doanh nghiệp tách và doanh nghiệp được tách song song tồn tại hoạt động. Trong trường hợp thực hiện phương án chia doanh nghiệp thì các doanh nghiệp được thành lập trên cơ sở chia doanh nghiệp sẽ cùng tồn tại độc lập. Doanh nghiệp bị chia tách sẽ chấm dứt tồn tại.
Ngoài ra còn có một số phương án chuyển nhượng dự án khác là sự kết hợp của một hoặc nhiều phương án nêu trên. Tuy nhiên, để một giao dịch chuyển nhượng dự án thành công, vấn đề chủ yếu ở các bên nhưng có tính chất quyết định lại là các cố vấn, luật sư để thiết kế các giao dịch để các bên thực hiện.
3 lưu ý cần biết khi thực hiện các hình thức chuyển nhượng dự án
Chuyển nhượng dự án là một phần không thể thiếu của một doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong một số trường hợp, việc chuyển nhượng dự án cũng có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, nguồn lực và tiền bạc. Tuy nhiên, việc thực hiện cũng cần phải có một số lưu ý để đảm bảo quy trình diễn ra một cách hiệu quả và ổn định.
- Đầu tiên: cần phải đảm bảo rằng doanh nghiệp cần phải có một chính sách về chuyển nhượng dự án cụ thể, bao gồm các điều khoản và điều kiện. Chính sách này sẽ giúp đảm bảo rằng các bên tham gia trong quá trình chuyển nhượng dự án luôn luôn làm theo cùng một quy trình và các quy định.
- Thứ hai: cần phải xây dựng một hợp đồng chuyển nhượng dự án rõ ràng để đảm bảo rằng các bên tham gia đều hiểu rõ tất cả các điều khoản, điều kiện, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong quá trình chuyển nhượng.
- Cuối cùng: cần phải có một quy trình rõ ràng và cụ thể để đảm bảo tất cả các nghiệp vụ liên quan đến chuyển nhượng dự án đều được thực hiện đầy đủ và đúng thời hạn.
Với những lưu ý trên, các doanh nghiệp sẽ có thể thực hiện chuyển nhượng dự án một cách hiệu quả và ổn định. Việc lập ra các quy trình và hợp đồng chuyển nhượng dự án rõ ràng sẽ giúp đảm bảo rằng quy trình thực hiện chuyển nhượng dự án được thực hiện một cách nhanh chóng và một cách chính xác.
Lời kết
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về Các hình thức chuyển nhượng dự án đầu tư. Mong rằng những thông tin trong bài viết trên đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích giúp bạn hiêu rõ hơn về Các hình thức chuyển nhượng dự án phổ biến hiện nay.