Cách đọc thông tin sơ đồ thửa đất, đọc các thông số trên sổ đỏ một cách chính xác nhất

cach-doc-thong-tin-so-do-thua-dat

Ngày nay, nguyên nhân dẫn đến thua thiệt khi tranh chấp đất đai chính là do nhiều người không biết cách đọc thông tin sơ đồ thửa đất. Trên sơ đồ đã thể hiện rất rõ các thông số về thửa đất đó, vì vậy nếu không cẩn thận, bạn có thể sẽ mua phải những mảnh đất không đảm bảo tính pháp lý. Tuy nhiên, cách xem sơ đồ thửa đất trên sổ đỏ, sổ hồng không đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ. Vậy, cách đọc như thế nào là chuẩn và chính xác nhất? Trong bài viết dưới đây, Nhà Đất Triệu Đô sẽ giải đáp giúp bạn nhé.

Vì sao cần phải xem sơ đồ thửa đất trước khi tiến hành mua bán bất động sản?

Một trong những vấn đề vô cùng quan trọng trước khi tiến hành các giao dịch mua bán bất động sản hay còn gọi là đất đai, nhà cửa chính là bạn cần biết cách đọc thông tin sở đồ thửa đất, số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây là khuyến cáo mà các chuyên gia đã đưa ra bởi nó có ý nghĩa rất quan trọng như sau:

  • Giúp bạn tránh được những thua thiệt khi có sự tranh chấp về đất đai trong quá trình sử dụng tài sản.
  • Có thể sử dụng bất động sản đúng với mục đích, không vi phạm pháp luật một cách lâu dài và đảm bảo nhất.
  • Có thể lựa chọn được những vị trí đất đai, nhà cửa hợp lý, có khả năng phát triển trong tương lai và có thể tăng giá trị sau đó.
  • Tránh bị những người chuyên môi giới bất động sản lừa đảo mà mua phải đất không đúng mục đích sử dụng, gây lãng phí về việc chuyển đổi về sau.
  • Lựa chọn những địa điểm đắc lợi có thể giúp thuận lợi cho việc làm ăn buôn bán nếu có, tránh mua phải những điểm nằm trong quy hoạch, giải tỏa,…
tam-quan-trong-cua-viec-xem-ky-cac-thong-tin-tren-so-do-thua-dat
Tầm quan trọng của việc xem kỹ các thông tin trên sổ đỏ và sơ đồ thửa đất

Phương pháp xem những nội dung cơ bản trên sơ đồ thửa đất và quyền sử dụng đất

Thứ nhất bạn cần biết sơ đồ thửa đất có trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bao gồm sổ đỏ và sổ hồng. Chính vì thế bạn sẽ có thể tự mình xem sơ đồ thửa đất nếu sở hữu một trong hai loại giấy tờ này. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy tờ chứng minh được quyền sở hữu tài sản đất đai và những tài sản có gắn liền với đất theo quy định của Pháp luật.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ được cấp theo quy định và sẽ có những nội dung cơ bản sau:

  • Thửa đất số: Là số hiệu của thửa đất trên bản đồ địa chính của địa phương theo quy định của của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
  • Tờ bản đồ số: Là số thứ tự của tờ bản đồ địa chính có thửa đất cấp giấy chứng nhận trong phạm vi mỗi đơn vị hành chính cấp xã.
  • Địa chỉ của thửa đất: Ghi tên của điểm dân cư như thôn, xã, làng, tên số nhà, số đường phố,…thuộc các cấp chính quyền quản lý mảnh đất đó.
  • Diện tích đất: Số liệu thể hiện diện tích sử dụng của mảnh đất theo đơn vị là mét vuông (m2) và được làm tròn đến 1 chữ số phần thập phân.
  • Sơ đồ thửa đất: Là hình ảnh minh họa đất theo tỷ lệ nhỏ được in trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giúp cho người sử dụng đất có thể dễ dàng hình dung.

Cách đọc những thông tin có trên sơ đồ thửa đất một cách chính xác nhất

cach-doc-thong-tin-so-do-thua-dat-chinh-xac-nhat
Cách đọc thông tin sơ đồ thửa đất chính xác nhất

Đọc nội dung trên sơ đồ thửa đất

  • Hình thể, hình dáng của thửa đất theo chiều ngang, chiều dọc và chiều rộng.
  • Số hiệu của thửa đất hoặc tên công trình như đường xá, cầu cống theo hướng Bắc – Nam.
  • Hành lang bảo vệ các công trình có trên thửa đất, chỉ giới theo quy hoạch được sử dụng đất, diện tích lưu thông xung quanh được thể hiện qua các nét đứt và có kèm chú thích.
  • Nếu như thửa đất đó là hợp nhất từ nhiều thửa đất, có thời gian sử dụng khác nhau thì sẽ được thể hiện bằng các đường kẻ đứt quãng và ghi chú rõ ràng theo từng mục đích.
  • Đối với trường hợp ở nhà chung cư, diện tích của mỗi gia chủ sẽ được tính bằng một phần diện tích của thửa đất, thể hiện phạm vi ranh giới phần đất sử dụng chung đó.

Xem các hình thức sử dụng đất

Quyền và thời gian sử dụng đất sẽ được chia thành các trường hợp sau đây:

  • Sử dụng chung: Là những thửa đất được từ hai người trở lên đứng tên.
  • Sử dụng riêng: Là những mảnh đất thuộc quyền sở hữu của một cá nhân, tổ chức, các cơ sở tôn giáo,…
  • Sử dụng chung và riêng có kèm theo số liệu diện tích: Thường ghi vào các thửa đất được kết hợp với đất ở và đất nông nghiệp, ao hồ.

Dựa vào các hình thức sử dụng đất phía trên chúng ta sẽ có các loại và nhóm đất khác nhau bao gồm: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất thổ cư.

Thời gian sử dụng đất sẽ được quy định cụ thể như sau:

  • Đất ở lâu dài.
  • Đất có thời gian sử dụng cụ thể.
  • Đất được nhà nước giao và không thu tiền sử dụng đất.
  • Nhà nước giao đất và có thu tiền sử dụng đất.
  • Nhà nước cho dân thuê trả tiền một lần hoặc trả tiền hằng năm.
  • Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất như giao đất và không thu tiền sử dụng đất.
  • Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất như giao đất và có thu tiền sử dụng đất.
  • Các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng công nghiệp thuê đất trả tiền hằng năm.
  • Các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng công nghiệp thuê đất trả tiền một năm.
  • Các tên gọi như là sổ trắng, sổ hồng, sổ đỏ đều được người dân gọi theo màu sắc.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản bao gồm 3 loại là: Sổ trắng, sổ đỏ và sổ hồng cũ.

  • Sổ trắng: Không có quy định nào trong sổ trắng như nhiều địa phương vẫn xem sổ trắng giống như là các loại giấy tờ quan trọng: Văn tự mua bán nhà ở, bằng khoán điền thổ,…
  • Sổ đỏ: Là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cấp đất ở cho các khu vực như: Nông thôn, nông nghiệp, lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, làm muối,…
  • Số hồng cũ: Là giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu đất đai, tài sản.

Cách đọc sơ đồ thửa đất theo các trang của mẫu sổ hiện hành

cach-doc-trang-1-tren-so-do-hien-hanh
Cách đọc trang 1 trên sổ đỏ hiện hành

Trang 1: Xem thông tin của người đứng tên trên sổ

Cho biết thông tin mảnh đất cấp cho cá nhân, hộ gia đình hoặc tổ chức. Xem tại Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

Đối với việc cấp sổ cho hộ gia đình thì kể từ ngày 05/12/2017, thực hiện theo quy định tại Thông tư 53/2017/TT-BTNMT, sẽ không còn ghi tên thành viên của hộ gia đình đó trên sổ nữa, chỉ ghi tên chủ hộ mà thôi.

Trang 2: Xem các thông tin đất đai, nhà ở

Thông tin thửa đất:

  • Địa chỉ của thửa đất.
  • Phần diện tích được công nhận, phần diện tích không được công nhận hoặc diện tích đất lưu không.
  • Kích thước các cạnh dựa vào bản vẽ hiện trạng có trên sổ được ghi chép trực tiếp trên các cạnh. Hoặc căn cứ vào các khoảng cách giữa mỗi điểm.
  • Mục đích sử dụng là đất thổ cư, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hằng năm, đất nông nghiệp,…Nếu muốn chuyển đổi mục đích sử dụng bạn cần phải làm thủ tục chuyển đổi tại cơ quan có thẩm quyền.
  • Xác định phần diện tích sử dụng đất chung hoặc lối đi chung.
  • Thời hạn sử dụng đất là lâu dài hay có thời hạn tới năm bao nhiêu. Nếu có thời hạn thì hết thời hạn chủ đất phải đi làm thủ tục gia hạn sử dụng. Vì nếu hết thời hạn ghi trên sổ thì chủ đất sẽ không thể tiếp tục thực hiện giao dịch chuyển nhượng trên mảnh đất đó.
  • Xác định hướng thửa đất: Mũi tên chỉ theo hướng Bắc, bên phải là hướng Đông, bên trái là hướng Tây.
  • Xác định được tài sản gắn liền với đất: Được ghi tại vị trí công trình xây dựng khác.
  • Xác định được số của thửa đất, số tờ bản đồ.
  • Nguồn gốc sử dụng đất: Đối với đất ở thì ghi nhà nước công nhận quyền sử dụng đất và có thu tiền sử dụng đất. Với đất trồng cây hằng năm thì ghi công nhận quyền sử dụng đất như giao đất không thu tiền sử dụng đất.

Thông tin nhà ở:

Hiểu được các ghi chép và những ký hiệu về nhà ở trên sổ như:

  • Địa chỉ nhà ở.
  • Diện tích nhà được xây dựng trên thửa đất.
  • Diện tích mặt bằng xây dựng (Nếu xây đủ thì tính bằng diện tích xây dựng x Số tầng).
  • Kết cấu như: Bê tông, tường gạch, gỗ, mái tôn,…
  • Số tầng.
  • Cấp (hạng): Cấp 2, cấp 3 hay cấp 4.
  • Bản vẽ căn nhà: Thông thường tại khu vực TP.HCM cập nhật đầy đủ chi tiết mục này hơn.
nhung-thong-tin-can-luu-y-tren-trang-2-va-trang-3
Những thông tin cần lưu ý trên trang 2 và trang 3

Trang 3, 4: Một số thông tin về quy hoạch

Thông tin quy hoạch: Xem thông tin quy hoạch trên sổ đỏ.

  • Thông tin quy hoạch ở phần ghi chú bao gồm cả việc khi bị thu hồi có được đền bù không.
  • Phần diện tích nằm trong quy hoạch căn cứ vào hình sơ đồ của thửa đất.
  • Thông tin biến động.
  • Xem sổ có bị hạn chế về quyền chuyển nhượng hay không? Thông tin bị hạn chế quyền,…
  • Các cơ quan cấp giấy chứng nhận: Quận, huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc UBND tỉnh thành phố trực thuộc trung ương.

Trên đây, Nhà Đất Triệu Đô đã chia sẻ đến quý bạn đọc một số thông tin chi tiết nhất về các cách đọc thông tin sơ đồ thửa đất để giúp bạn tránh được những rủi ro và tránh mua phải những mảnh đất không đảm bảo tính pháp lý. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã có thêm cho mình những thông tin hữu ích nhất về sổ đỏ, nhà đất,…

Và nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm một đơn vị chuyên tư vấn nhà đất và hỗ trợ làm các thủ tục pháp lý như: Làm sổ đỏ, sang tên, chuyển nhượng, tặng cho, mua bán nhà đất,…Thì xin hãy liên hệ ngay với đội ngũ nhân viên của Công ty TNHH Tư Vấn Nhà Đất Triệu Đô qua số Hotline: 0941 435 888 để được hỗ trợ tận tình và giải đáp mọi thắc mắc một cách chi tiết nhất nhé. Xin Cảm Ơn.

5/5 (1 Review)
img

nguyen

Bài viết liên quan

Điều kiện, hồ sơ, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp

ContentsVì sao cần phải xem sơ đồ thửa đất trước khi tiến hành mua bán bất động sản?Phương pháp xem những nội dung cơ bản...

Tiếp tục đọc

Điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư và những điều bạn nên biết

ContentsVì sao cần phải xem sơ đồ thửa đất trước khi tiến hành mua bán bất động sản?Phương pháp xem những nội dung cơ bản...

Tiếp tục đọc

Quy trình công chứng hợp đồng nhà đất cần thực hiện theo quy định của pháp luật

ContentsVì sao cần phải xem sơ đồ thửa đất trước khi tiến hành mua bán bất động sản?Phương pháp xem những nội dung cơ bản...

Tiếp tục đọc
Developed by Tiepthitute
Hỗ trợ online Facebook