Không đóng thuế đất có sao không? Mức hình phạt nếu không đóng thuế đất ra sao?
Thuế nhà đất là khoản thuế bắt buộc người sử dụng, sở hữu nhà đất cần phải đóng cho ngân sách nhà nước. Mọi hành vi đóng thuế chậm trễ hoặc cố tình trốn không đóng thuế đều vi phạm luật thuế và sẽ bị xử phạt thích đáng. Hãy cùng Nhà Đất Triệu Đô tìm hiểu ngay việc không đóng thuế đất có sao không? qua bài viết dưới đây.
Thuế nhà đất dành cho cá nhân, tổ chức là gì?
Trong quá trình sử dụng và chuyển nhượng đất, các bên tham gia cần phải chịu những khoản phí nhất định. Trong đó, thuế nhà đất là một trong các loại chi phí mà các cá nhân, tổ chức thuộc đối tượng chịu thuế bắt buộc phải nộp cho Nhà nước.
Thuế nhà đất là loại thuế gián thu, được áp dụng đối với nhà, đất ở, đất xây dựng. Đối tượng nộp thuế là các tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng đất ở, đất xây dựng. Đất chịu thuế bao gồm đất ở, đất xây dựng công trình. Đất không chịu thuế đất là đất dùng vào mục đích công cộng, phúc lợi xã hội hoặc từ thiện không thuộc tổ chức, cá nhân nào sử dụng để kinh doanh, đất do các tổ chức tôn giáo, hội quần chúng quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận chuyên dùng vào việc thờ cúng,…
Căn cứ tính thuế là diện tích đất, hạng đất và mức thuế, thuế nhà đất có thể được Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét miễn giảm theo từng trường hợp cụ thể theo đề nghị của chi cục trưởng chi cục thuế.
Ai phải đóng thuế đất theo quy định của pháp luật?
Trong luật thuế đất có quy định rõ đối tượng phải đóng thuế sử dụng đất nông nghiệp và nộp thuế khi sử dụng đất phi nông nghiệp.
- Đối với đất nông nghiệp: Đất trồng trọt, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản và đất trồng rừng.
- Đối với đất phi nông nghiệp: Đất ở tại nông thôn và thành thị, vùng đất sản xuất, kinh doanh và đất phi nông nghiệp khác được sử dụng vào mục đích kinh doanh.
Cá nhân, tổ chức, hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp hoặc có quyền sử dụng đất phi nông nghiệp đều phải đóng thuế đất theo quy định. Ngoại trừ các trường hợp thuộc đối tượng không phải đóng thuế hoặc cá nhân, tổ chức, các hộ gia đình được miễn thuế thì không phải đóng thuế đất.
Cá nhân, chủ sở hữu không đóng thuế đất có sao không?
Sau khi hoàn thành việc tính tiền thuế đất, cơ quan thuế sẽ gửi Thông báo đóng thuế đến từng hộ gia đình, cá nhân về số tiền, thời gian và địa điểm đóng thuế cụ thể.
Trong vòng 90 ngày (kể từ ngày nhận được thông báo), người nộp thuế cần phải nộp đủ số thuế được ghi trong thông báo tại theo địa điểm đã được thông báo. Người nộp thuế có thể chia thành 2 đợt đóng thuế:
- Đợt thứ 1 (trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo): Nộp 50% số tiền thuế phải nộp.
- Đợt thứ 2 (trong vòng 60 ngày tiếp theo): Nộp 50% số tiền thuế còn lại.
Trong thời hạn nói trên, nếu người nộp thuế không đóng thuế đất sẽ được xếp vào 2 trường hợp: Chậm nộp tiền thuế hoặc có hành vi trốn thuế.
Người trốn tránh đóng thuế đất sẽ bị xử phạt như thế nào?
Người nộp thuế nếu không tuân thủ theo nghĩa vụ đóng thuế đất thì sẽ phải chịu các chế tài xử phạt nghiêm khắc của pháp luật. Tùy vào hậu quả để lại mà áp dụng các mức phạt hành vi không đóng thuế là khác nhau như sau:
Phạt tiền
- Phạt tiền 01 lần trên số tiền mà người nộp thuế phải nộp trong lần vi phạm đầu tiên, không bao gồm các hành vi khai sai diện tích đất dẫn đến thiếu tiền thuế. Hoặc người nộp thuế đã vi phạm và tái phạm lần 2 nhưng có tình tiết giảm nhẹ như tự nguyện khai báo, hối lỗi…
- Phạt tiền gấp 1,5 trên số tiền mà người nộp thuế trốn đóng thuế ở lần vi phạm đầu tiên tuy nhiên hành vi vi phạm có các tình tiết tăng nặng (ví dụ vi phạm có tổ chức) hoặc vi phạm lần thứ 2 nhưng không có tình tiết giảm nhẹ thì sẽ bị chế tài xử phạt ở mức phạt cao hơn.
- Phạt tiền gấp 02 lần số tiền vi phạm khi trốn thuế áp dụng đối với người nộp thuế nhưng có hành vi trốn thuế ở lần vi phạm thứ 2 và không có tình tiết giảm nhẹ. Hoặc người nộp thuế vi phạm lần thứ 3 nhưng có 1 tình tiết giảm nhẹ.
- Phạt tiền gấp 2,5 lần số tiền trốn thuế khi người trốn thuế vi phạm lần thứ 2 và có các tình tiết tăng nặng, hoặc vi phạm lần thứ 3 nhưng không có tình tiết giảm nhẹ nào.
- Phạt tiền gấp 3 lần số tiền trốn thuế của người nộp thuế có lần thứ 2 vi phạm và kèm theo 2 tình tiết tăng nặng. Hoặc người nộp thuế vi phạm lần thứ 3 và có tình tiết tăng nặng, hoặc đã vi phạm đến lần thứ 4.
Truy cứu trách nhiệm hình sự:
Điều 161 Bộ luật hình sự quy định hành vi không đóng thuế đất như sau:
- Người nộp thuế trốn thuế với số tiền từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng, hoặc trốn thuế dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế, hoặc đã bị kết án về tội này nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 1 lần đến 5 lần số tiền trốn thuế, hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm.
- Người nộp thuế trốn thuế với số tiền từ 300 triệu đến dưới 600 triệu đồng hoặc tái phạm về tội này sẽ bị phạt tiền từ 1 lần đến 5 lần số tiền trốn thuế hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
- Người nộp thuế phạm tội trốn thuế với số tiền từ 600 triệu đồng trở lên hoặc trốn thuế trong các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.
- Tùy vào mức độ vị phạm, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 1 lần đến 3 lần số tiền trốn thuế.
Làm sao để tính thuế đất ở hàng năm chính xác nhất?
Theo Khoản 2 Điều 8 Thông tư 153/2011/TT-BTC, cách tính thuế đất được xác định như sau:
Số thuế cần nộp = Số thuế phát sinh – Số thuế miễn giảm (nếu có).
Trong đó, công thức tính số thuế phát sinh được quy định:
Số thuế phát sinh = Diện tích đất cần tính thuế x Giá 1m2 đất sử dụng x Thuế suất (%)
Tổng kết
Trên đây là bài viết về vấn đề không đóng thuế đất có sao không Qua đây có thể thấy thuế có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế – xã hội. Thuế chiếm tỷ lệ phần trăm lớn nhất trong số các khoản thu của ngân sách của nhà nước. Một quốc gia phát triển ổn định và bền vững không thể thiếu đi các khoản thuế đã được quy định trong luật pháp. Vì vậy, đóng thuế là trách nhiệm, nghĩa vụ và đồng thời cũng thực hiện quyền lợi của người nộp thuế. Cùng theo dõi những kiến thức bổ ích về pháp lý nhà đất ở những bài viết sau của Nhà Đất Triệu Đô nhé. Xin chào và hẹn gặp lại.