Mua nhà sổ chung và những điều bạn cần biết !

Bạn đang có ý định mua nhà, tuy nhiên ngôi nhà bạn chọn và ngôi nhà kế bên có cùng chung 1 sổ. Bạn băn khoăn không biết ngôi nhà đó có được tách sổ hay không? Có nên mua nhà  sổ chung hay không? Khi mua nhà sổ chung sẽ gặp những rủi ro nào? Ở bài viết dưới đây Nhadattrieudo.net sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó!

“Nhà sổ chung” hiểu sao cho đúng?

Nhà sổ chung tên thường gọi của nhà nằm trên cùng một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của nhiều người

Có hai trường hợp:

– Nhà đó đủ điều kiện để tách thửa nhưng lúc bán người chủ chưa tách riêng nhà ra thành một cuốn sổ riêng biệt

– Nhà đó không đủ điều kiện tách thửa để thành một cuốn sổ riêng biệt hay còn gọi là ( giấy tờ tay)

Chúng ta có thể hiểu đơn giản : Khi chúng ta có một miếng đất, ta xây lên nhiều căn nhà, mỗi căn nhà như vậy có đầy đủ không gian cũng như tiện ích của một ngôi nhà bình thường tuy nhiên nó không đủ quy định tách sổ theo quy định của pháp luật.

Đây là một sự lựa chọn hợp lý cho người có một mức thu nhập vừa phải, với mức lương không quá cao nhưng bạn muốn sở hữu nhà thay vì chung cư tại các khu vực trung tâm hoặc liền kề khu trung tâm.

Trường hợp bạn đang băn khoăn, căn cứ vào đâu để biết căn nhà của mình có đủ điều kiện tách thửa hay không, hãy liên hệ với chúng tôi Công Ty Tư Vấn Nhà Đất Triệu Đô : miễn phí tư vấn tất cả các thắc mắc của khách hàng liên quan đến giấy tờ pháp lý cũng như mua bán nhà đất.

Thủ tục mua bán nhà sổ chung bao gồm:

Vì ngôi nhà chúng ta mua thì sẽ không có sổ riêng biệt nên sẽ không thực hiện ở công chứng mà giao dịch mua bán được thực hiện tại văn phòng thừa phát lại thông qua hình thức lập vi bằng.

Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.

Người mua và người bán sẽ cùng nhau đến Thừa phát lại để lập vi bằng, vi bằng được lập thành văn bản Tiếng Việt với các nội dung bao gồm:

+ Tên, địa chỉ văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng;

+ Địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm lập vi bằng;

+ Người tham gia khác (nếu có);

+ Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng và nội dung yêu cầu lập vi bằng;

+ Nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận (ghi nhận về việc giao tiền của bên mua cho bên bán, giao nhà của bên bán cho bên mua)

+ Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng;

+ Chữ ký của Thừa phát lại lập vi bằng và đóng dấu văn phòng Thừa phát lại, chữ ký của những người tham gia, chứng kiến (nếu có) và có thể có chữ ký của những người có hành vi bị lập vi bằng.

Ngoài ra kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh khác về việc mua bán của hai bên.

Những rủi ro có thể gặp phải khi mua nhà sổ chung

Khi làm sổ chung, các chủ sở hữu sẽ gặp khó khăn giao dịch về sau như: quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê…  Nếu bạn cần bán nhà đất sổ chung bạn sẽ cần tới sự giúp đỡ của các đồng sở hữu cùng thống nhất khi có giao dịch mua bán.

Những lưu ý khi mua nhà sổ chung

Trước khi mua:

+ Chúng ta kiểm tra xem tài sản đó có được chuyển nhượng hay không? Đăng ký thế chấp ở đâu chưa, có thuộc diện quy hoạch hay không, việc này chúng ta có thể thực hiện ở Văn phòng đăng ký đất đai quận, huyện nơi quản lý tài sản.

+ Nên hỏi những người xung quanh thêm về những người đồng sở hữu, tình trạng quanh đó có đảm bảo an ninh hay không?

+ Diện tích nhà bạn mua được thể hiện như thế nào trên sổ chung

Khi ra lập vi bằng:

+ Trước hết khi ra Văn phòng Thừa phát lại gần nhất để lập vi bằng về việc giao nhận tiền và bàn giao nhà, trong đó ghi rõ nhà diện tích bao nhiêu, hiện trạng như thế nào, tứ diện liền kề giáp ở đâu …

+ Thỏa thuận những vấn đề về sở hữu chung, riêng; quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình sử dụng tài sản, khi các bên có nhu cầu chuyển nhượng cho bên thứ 3 để làm căn cứ sau này.

+ Trong trường hợp không thể tách thửa được, bạn có thể yêu cầu chuyển nhượng một phần để cùng đứng tên chung trên sổ, đồng thời yêu cầu Thừa Phát lại lập vi bằng các nội dung

Như vậy khi chúng ta đã nắm chắc được những thông tin về pháp lý cũng  như làm đúng các thủ tục mà pháp luật đưa ra khi thực hiện mua bán nhà sổ chung thì chắc chắn rủi do là không đáng kể. Hơn thế nữa chúng ta lại mua được căn nhà ưng ý với một mức giá phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình.

Các bạn đang có nhu cầu mua bán nhà sổ chung nhưng chưa nắm rõ được các thông tin hoặc chưa tìm được căn nhà phù hợp với mức giá cũng như nhu cầu của gia đình mình. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ các vướng mắc của các bạn nhé !

Công Ty Tư Vấn Nhà Đất Triệu Đô

Số 86, KĐT. Phú Gia 2, P. Trảng Dài, TP. Biên Hòa T. Đồng Nai

Website: nhadattrieudo.net

0/5 (0 Reviews)
img

Cù Thị Thu Hiền

Chuyên viên Marketing online

Bài viết liên quan

Thủ thục chuyển nhượng quyền sử dụng đất

ContentsBạn đang có ý định mua nhà, tuy nhiên ngôi nhà bạn chọn và ngôi nhà kế bên có cùng chung 1 sổ. Bạn băn...

Tiếp tục đọc

Thủ tục, quy trình làm hợp đồng cho thuê đất mới nhất năm 2022

ContentsBạn đang có ý định mua nhà, tuy nhiên ngôi nhà bạn chọn và ngôi nhà kế bên có cùng chung 1 sổ. Bạn băn...

Tiếp tục đọc

Thủ tục đóng thuế đất hàng năm và 2 cách để đóng thuế đất

ContentsBạn đang có ý định mua nhà, tuy nhiên ngôi nhà bạn chọn và ngôi nhà kế bên có cùng chung 1 sổ. Bạn băn...

Tiếp tục đọc
Developed by Tiepthitute
Hỗ trợ online Facebook