Những điều cần biết khi ” mượn tuổi làm nhà”
“Mượn tuổi làm nhà” nghĩa là khi gia chủ muốn tiến hành xây dựng nhà cửa nhưng lại không được tuổi trong năm đó. Vì thế họ sẽ mượn tuổi của một người khác để khởi công. Vậy một câu hỏi đặt ra đó là “Có nên hay không mượn tuôi để làm nhà” và “mượn tuổi làm nhà như thế nào là đúng cách?” Trong bài viết này, Nhadattrieudo.net sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc ấy.
Có nên mượn tuổi để làm nhà hay không?
Các chuyên gia phong thủy cho rằng, khi khởi công xây dựng một ngôi nhà thì mọi người nên lấy tuổi của đàn ông (dương) để định cát hung.
Trừ những trường hợp các gia đình không có người đàn ông thì có thể lấy tuổi của đàn bà hoặc tốt hơn hết là mượn tuổi để làm nhà. Bởi theo nguyên lý âm dương Ngũ hành thì tòng dương thuận lợi, phát triển hơn. Chẳng thế mà ông cha ta mới có câu “lấy vợ xem tuổi đàn bà, làm nhà xem tuổi đàn ông
Có rất nhiều quan niệm cho rằng, nếu như không được tuổi làm nhà trong năm đó thì có thể mượn tuổi của người khác theo cửu trạch. Tuy nhiên lại có một số ý kiến phản bác, cho rằng cách làm này là không đúng.
Các chuyên gia về phong thủy cho rằng, việc thực hiện mượn tuổi làm nhà vẫn hoàn toàn hợp lý nếu gia chủ biết “ mượn đúng cách”! Vậy để việc “ mượn tuổi” diễn ra một cách thuận lợi và hiệu quả gia chủ cần nằm được những yếu tố sau:
Kinh nghiệm mượn tuổi làm nhà
Có một số quan điểm cho rằng, nếu như mảnh đất đó không hợp với tuổi gia chủ thì có thể nhờ người thân, bạn bè đứng lên làm sổ đỏ hộ và mang tên người đó. Tuy nhiên đây là quan điểm chưa đúng. Bởi theo các học thuyết phong thủy thì không tồn tại các yếu tố về hành chính, tài sản, sự sở hữu…
Khi gia chủ và người mượn tuổi phải có sự mua bán theo khế ước thực sự. Sau khi quá trình làm nhà xong xuôi thì hai bên bàn giao bán lại theo kế ước cho chủ cũ.
Các chuyên gia phong thủy cho rằng, nên mượn tuổi của nam giới để làm nhà, nếu là người có tuổi lớn hơn chủ nhà thì càng tốt. Tuy nhiên, trước khi mượn tuổi, gia chủ cần phải tìm hiểu thật kỹ, không nên mượn tuổi của những người gia đình đang chịu tang hoặc phạm vào các vận hạn Kim Lâu, Hoang Ốc, Tam Tai…
Gia chủ nên mượn tuổi của những người quen biết, thân mật hoặc những người họ hàng nội tộc, để mọi chuyện được thuận lợi, dễ dàng hơn.
Khi đã cho người khác mượn tuổi thì tuyệt đối không được cho người thứ hai cùng mượn khi người trước chưa xây dựng xong nhà cửa.
Không được phép mượn tuổi làm nhà khi chỉ sửa sang lại nhà cũ. Chỉ mượn tuổi khi khởi công xây dựng nhà mới. Nếu như chỉ sửa chữa, dọn dẹp lại nhà cửa mà không động chạm gì đến đất đai thì gia chủ chỉ cần chọn ngày lành tháng tốt để tiến hành.
Thủ tục mượn tuổi làm nhà
Trước hết, gia chủ phải làm giấy bán nhà cho người mượn tuổi. Lưu ý rằng đây chỉ là giấy tờ tượng trưng để dâng lên thần linh.
Người được mượn tuổi sẽ thay gia chủ làm lễ, khấn vái và tiến hành động thổ.
Tương tự như vậy, khi cất nóc, người được mượn tuổi cũng sẽ thay gia chủ làm các thủ tục như dâng hương và làm lễ.
Khi quá trình xây dựng nhà cửa đã hoàn tất thì cần phải làm lễ nhập trạch (nhập trạch là dọn vào nhà mới). Hai bên làm giấy mua lại nhà để dâng lên thần linh, người được mượn tuổi sẽ bán lại nhà cho gia chủ (với giá mua cao hơn so với giá bán). Lúc này người được mượn tuổi tiếp tục thay gia chủ làm lễ, dâng hương và khấn vái thần linh.
Các lễ vật cúng
Khi cúng động thổ, quý vị hãy chuẩn bị các lễ vật sau : ngũ quả ( là 5 loại trái cây ), bông tươi, nhang đèn,1 bộ tam sên ( 1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc ), xôi thịt, 3 miếng trầu cau ( đã têm ), giấy vàng bạc, 1 dĩa muối gạo, 3 hũ nhỏ đựng muối-gạo-nước.
Sau khi cúng xong, đốt giấy vàng bạc và rải muối gạo hãy động thổ. Riêng 3 hũ muối-gạo-nước thì cất lại thật kỹ. Sau này khi nhập trạch thì đem để nơi Bếp, nơi thờ cúng Táo Quân.
Xem thêm : Hướng nhà, hướng đất hợp theo tuổi